Tin tức

Học sinh Nhật Bản giảm thị lực vì điện thoại thông minh

28/12/2016 | 09:22

Cụ thể, tỷ lệ học sinh có thị lực 1.0 tính theo hệ thống đo của Nhật Bản, được coi là mắt khỏe, là 31,46% ở học sinh tiểu học, 54,63% ở học sinh cấp hai và 65,98% ở học sinh cấp ba.

Bộ Giáo dục Nhật Bản tin rằng những thói quen sinh hoạt thay đổi đã mang lại xu hướng sức khỏe như vậy ở học sinh nước này.

Một quan chức Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản nhận định rằng trẻ em đã trở nên “quen với việc xem những thứ dí sát vào mắt do sự phổ biến của điện thoại thông minh, video game và các thiết bị khác”.

Dùng điện thoại thông minh trong nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày có nguy cơ làm giảm thị lực của trẻ. (Ảnh minh họa: Japan Times)

Dùng điện thoại thông minh trong nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày có nguy cơ làm giảm thị lực của trẻ. 

Cũng theo khảo sát này, tỷ lệ học sinh béo phì đã tăng nhẹ ở các cấp học. Trong đó, nam sinh năm đầu tiên ở cấp ba và nữ sinh năm đầu tiên ở cấp hai có tỷ lệ béo phì cao nhất, lần lượt là 10,95% ở nam sinh và 8,57% ở nữ sinh, với cân nặng thừa 20% so với mức trung bình.

Liên quan đến tác hại của việc sử dụng các thiết bị di động, mới đây, các nhà nghiên cứu Trường Sức khỏe Công cộng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cảnh báo, việc sử dụng điện thoại thông minh nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể khiến trẻ bị béo phì. Theo đó, những trẻ em dùng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh hơn 5 tiếng mỗi ngày thì tăng 43% nguy cơ bị béo phì. Lý do là trẻ “nghiện” thiết bị di động thì ít tập thể dục hơn và có chế độ ăn kém lành mạnh hơn.